Kiến thức tham khảo
  • Trang chủ
  • Ẩm thực
  • Công nghệ
  • Gia đình
  • Mẹo vặt
  • Giáo dục
    • Văn mẫu lớp 2
    • Văn mẫu lớp 3
    • Văn mẫu lớp 4
    • Văn mẫu lớp 5
    • Văn mẫu lớp 6
    • Văn mẫu lớp 7
    • Văn mẫu lớp 8
    • Văn mẫu lớp 9
    • Văn mẫu lớp 10
    • Văn mẫu lớp 11
    • Văn mẫu lớp 12
  • Mua bán nhà đất
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Ẩm thực
  • Công nghệ
  • Gia đình
  • Mẹo vặt
  • Giáo dục
    • Văn mẫu lớp 2
    • Văn mẫu lớp 3
    • Văn mẫu lớp 4
    • Văn mẫu lớp 5
    • Văn mẫu lớp 6
    • Văn mẫu lớp 7
    • Văn mẫu lớp 8
    • Văn mẫu lớp 9
    • Văn mẫu lớp 10
    • Văn mẫu lớp 11
    • Văn mẫu lớp 12
  • Mua bán nhà đất
No Result
View All Result
Kiến thức tham khảo
No Result
View All Result

Cảm nhận của em về 12 câu đầu đoạn trích Trao Duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

by Huyền Trang
16/06/2020
in Giáo dục
7 min read

Đề bài: Cảm nhận của em về 12 câu đầu đoạn trích “Trao Duyên” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du

Bài làm

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc với những tuyệt tác nghệ thuật mà ông đóng góp vào nền văn học Việt Nam. Trong số đó không ai là không biết đến thi truyện “Truyện Kiều” là niềm tự hào của dân tộc. Đó là một câu chuyện được viết nên bằng những vần thơ tô đậm số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thối nát xưa. Mười hai câu đầu đặc sắc trong đoạn trích “Trao Duyên” thuộc phần đầu của thi truyện, là lời nức nở nghẹn ngào khi phải trao mối tình duyên của Thúy Kiều.

Mối tình của nàng Thúy Kiều với Kim Trọng thật sâu đậm, thế nhưng vì xã hội phong kiến thời bấy giờ đã giăng tạo đầy rẫy những bất công khiến đôi uyên ương phải xa cách. Trước tình cảnh đó, để không phụ tấm chân tình mà Kim Trọng dành cho mình, Thúy Kiều đã trao duyên cho người em gái của mình là Thúy Vân trong mười hai câu thơ đầu đoạn trích. Ta nghe như đâu đây tiếng van nài tha thiết từ tấm lòng người chị đang chất chứa muôn vàn khổ đau:

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Đó là lời lẽ chân tình thuần hậu mà Thúy Kiều nói với người em gái của mình. Từ “cậy” chứ không phải từ nhờ là cách dùng từ đặc sắc của Nguyễn Du bởi chỉ trong từ cậy đã thể hiện được hết sự van xin nài nỉ nhưng cũng có đôi phần ép buộc. Lời khẩn cầu vừa mang ý tứ nhờ vả vừa có sự thấp thỏm mong ngóng lời đồng ý “có chịu lời”. Hành động của Thúy Kiều nghe ra hơi có sự vô lý: lạy và thưa bởi hành động ấy chỉ những người nhỏ hơn mới có thể dùng với bậc tiền bối của mình. Điều này chứng tỏ sự nghiêm túc, thật tâm khẩn cầu của Thúy Kiều. Lạy là hành động trang nghiêm trịnh trọng trong khi đó tư thế của nàng là hạ mình như thể mang ơn Thúy Vân qua từ “thưa”. Đó là những lời nói, hành động khác lạ bắt nguồn từ thái độ nghiêm túc hệ trọng và khó nói của việc trao duyên. Thúy Kiều rất khéo léo khi thấu hiểu sự thiệt thòi của em để dùng từ ngữ tạo nên một bầu không khí trao duyên khiến Thúy Vân không thể nào chối từ. Từng từ ngữ câu nói thốt ra đều được Thúy Kiều cân nhắc kĩ càng, chọn lọc. Cái tinh tế trong nội tâm nhân vật được Nguyễn Du diễn tả một cách rất thông minh khéo léo. Càng đọc thơ ta càng thấy rằng Kiều đã suy nghĩ rất nhiều, rất kĩ rồi mới quyết định trao mối nhân duyên mà nàng đã từng mong ước sẽ được lâu bền, sẽ “đơm hoa kết trái” cho Thúy Vân.

>> Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

viet bai van mau hay - Cảm nhận của em về 12 câu đầu đoạn trích Trao Duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Cảm nhận của em về 12 câu đầu đoạn trích “Trao Duyên” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du

Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

“Gánh tương tư” là của Thúy Kiều chính là tình yêu sâu nặng với Kim Trọng nhưng giờ đây đã “đứt gánh” mà không thể nào nối liền lại được. Câu thơ là tiếng xót xa cho chính bản thân mình, cho người em chưa có một mối tình của riêng mình mà giờ đây đáp nghĩa cùng chàng Kim không có một chút tư tình. Thúy Kiều van nài sự xót thương cho số phận bạc mệnh của mình để em gái thương mình mà nhận lời. Nàng băn khoăn Kim Trọng và Thúy Vân bị lỡ làng nhân duyên trong khi chính nàng mới là người chịu nhiều đau khổ thương tâm nhất. Cái ray rứt của Kiều là ray rứt cho Thúy Vân phải “chắp mối tơ thừa” của mình, là tình thương em gái từ tận đáy lòng. Từ “mặc” sử dụng ở đây không phải là mặc kệ hay chối bỏ mà nó có nghĩa là sự phó thác trách nhiệm lại cho Thúy Vân, tin tưởng tuyệt đối vào sự nhờ cậy nơi Vân về mối nhân duyên dang dở của mình.

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày hẹn ước khi đêm chén thề

Ta có thể hình dung ra hình ảnh một mỹ nhân tuyệt thế đang ngước mắt hoài niệm về mối tình sâu đậm, tình yêu tràn ngập trong ánh mắt. Từ “khi” được lặp lại ba lần như muốn nhấn mạnh tình cảm mà Kiều dành cho Kim Trọng, đâu phải tình cảm một sớm một chiều mà là tình cảm được vun đắp qua từng năm tháng. Câu thơ “ngày hẹn ước, đêm chén thề” làm sống dậy những kỉ niệm đẹp của đôi tình nhân. Câu thơ ẩn chứa những tình cảm ngọt ngào, những niềm vui kỉ niệm về ngày tháng tình nồng ý đậm. Thế nhưng đó cũng là tiếng nấc nghẹn của Thúy Kiều, sự tiếc thương về kết thúc của những kỉ niệm đẹp ấy và chuỗi ngày bi thảm mịt mù tiếp theo.

>> Xem thêm:  Tìm hiểu khổ 1 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Sự đâu sóng gió bất kì

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?

Những biến cố liên tục ập đến gia đình và Thúy Kiều phải hy sinh bản thân mình để gia đình được êm ấm đoàn tụ. Chữ “Hiếu” là một phạm trù đạo đức trong đạo Nho, vì hiếu mà con người ta phải dẹp bỏ lợi ích riêng tư, đó đã trở thành điều hiển nhiên trong quan niệm đạo đức khi xưa. Kiều là người con hiếu thảo, có tình nghĩa bởi thế mà giữa bên tình bên nghĩa nàng đã chọn nghĩa để giữ trọn đạo hiếu làm con. Nàng đã tự mình chôn vùi tình cảm riêng tư, hạnh phúc của bản thân để báo hiếu cha mẹ.

Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

Khi đã quyết định bán thân chuộc cha và em, Kiều tự thấy mình là người phản bội, không xứng đáng với Kim Trọng. Ở đời ai chẳng khao khát được gắn bó se duyên ở bên cạnh người mình yêu, có xu hướng hy sinh tất cả mọi thứ vì tình yêu. Đặc biệt điều ấy càng thể hiện rõ ở người con gái đa sầu đa cảm, sống có tình nghĩa.Vì thế mà Kiều sẵn sàng “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối”. Sự hy sinh ấy thật cao cả biết bao!

“Trao Duyên” không chỉ đặc sắc ở nội dung mà còn ở nghệ thuật khi hàng loạt những từ đắt giá được sử dụng khéo léo nhuần nhuyễn. Qua đoạn trích, ta có thể thấy được xã hội phong kiến thối nát xưa và đặc biệt là hình tượng người phụ nữ qua nhân vật Thúy Kiều: trọng tình trọng nghĩa, hy sinh cao cả đó là những vẻ đẹp phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

>> Xem thêm:  Phân tích truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Thảo Trân

Related Posts

kienthucthamkhao img 350x250 - Cảm nhận của em về 12 câu đầu đoạn trích Trao Duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến và liên hệ với hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

by minhtien
05/11/2019
0

Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến và liên hệ với hình ảnh thiên nhiên trong...

kienthucthamkhao img 350x250 - Cảm nhận của em về 12 câu đầu đoạn trích Trao Duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Cảm nhận khổ thơ 4 trong bài thơ Việt Bắc

by minhtien
05/11/2019
0

Cảm nhận khổ thơ 4 trong bài thơ Việt Bắc Bài làm Nỗi nhớ xưa nay luôn là một niềm...

kienthucthamkhao img 350x250 - Cảm nhận của em về 12 câu đầu đoạn trích Trao Duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

by minhtien
05/11/2019
0

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Bài làm Tác phẩm nghệ thuật...

kienthucthamkhao img 350x250 - Cảm nhận của em về 12 câu đầu đoạn trích Trao Duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Có ý kiến cho rằng: “Sóng đã thể hiện tình yêu truyền thống như tình yêu muôn đời”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Sóng đã thể hiện tình yêu hiện đại như tình yêu hôm nay”. Ý kiến của anh chị.

by minhtien
05/11/2019
0

Có ý kiến cho rằng: “Sóng đã thể hiện tình yêu truyền thống như tình yêu muôn đời”. Ý kiến...

kienthucthamkhao img 350x250 - Cảm nhận của em về 12 câu đầu đoạn trích Trao Duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích khổ thơ 1, 2 và 2 khổ thơ cuối bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

by minhtien
05/11/2019
0

Phân tích khổ thơ 1, 2 và 2 khổ thơ cuối bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Bài làm “...

kienthucthamkhao img 350x250 - Cảm nhận của em về 12 câu đầu đoạn trích Trao Duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thích một bài thơ là thích một cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, xét đến cùng là thích một con người”. Làm sáng tỏ ý kiến qua đoạn thơ: “Con sóng dưới lòng sâu… Cả trong mơ còn thức”

by minhtien
05/11/2019
0

Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thích một bài thơ là thích một cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, xét đến...

Comments 1

  1. Đinh Phương Thúy says:
    12 tháng ago

    Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật thúy kiều trong 12 câu thơ đầu bài trao duyên ( khoảnh 200 chữ )

    Trả lời

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Chia sẻ kiến thức tham khảo tổng hợp, mẹo vặt hay nhất về gia đình, cuộc sống. Kiến thức làm đẹp, mẹo vặt nấu ăn, nhà bếp, học tập, công việc rất đơn giản và dễ làm với tất cả mọi người.

Từ khóa tìm kiếm

  • đi ngược về xuôi
  • cam nhan trao duyen
  • giải thích lời nói gói vàng
  • https://kienthucthamkhao com/cam-nhan-cua-em-ve-12-cau-dau-doan-trich-trao-duyen-trich-truyen-kieu-cua-nguyen-du html
  • phân tích câu tục ngữ tốt gỗ hơn tốt nước sơn
  • cảm xúc khi thi học sinh giỏi
  • ta canh mat troi moc o que em lop 6
  • phan tich 2 kho cuoi bai ong do

Liên kết tài trợ

  • Kiến thức luật pháp
  • Ôn thi nhanh
  • Cây bút trẻ
  • Bài làm văn
  • Cẩm nang học tập
  • Bài tập hay
  • Trang chủ

© 2019 Thông tin kiến thức tham khảo thuộc mọi lĩnh vực trong cuộc sống. DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Ẩm thực
  • Công nghệ
  • Gia đình
  • Mẹo vặt
  • Giáo dục
    • Văn mẫu lớp 2
    • Văn mẫu lớp 3
    • Văn mẫu lớp 4
    • Văn mẫu lớp 5
    • Văn mẫu lớp 6
    • Văn mẫu lớp 7
    • Văn mẫu lớp 8
    • Văn mẫu lớp 9
    • Văn mẫu lớp 10
    • Văn mẫu lớp 11
    • Văn mẫu lớp 12
  • Mua bán nhà đất

© 2019 Thông tin kiến thức tham khảo thuộc mọi lĩnh vực trong cuộc sống. DMCA.com Protection Status