Kiến thức tham khảo
  • Trang chủ
  • Ẩm thực
  • Công nghệ
  • Gia đình
  • Mẹo vặt
  • Giáo dục
    • Văn mẫu lớp 2
    • Văn mẫu lớp 3
    • Văn mẫu lớp 4
    • Văn mẫu lớp 5
    • Văn mẫu lớp 6
    • Văn mẫu lớp 7
    • Văn mẫu lớp 8
    • Văn mẫu lớp 9
    • Văn mẫu lớp 10
    • Văn mẫu lớp 11
    • Văn mẫu lớp 12
  • Mua bán nhà đất
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Ẩm thực
  • Công nghệ
  • Gia đình
  • Mẹo vặt
  • Giáo dục
    • Văn mẫu lớp 2
    • Văn mẫu lớp 3
    • Văn mẫu lớp 4
    • Văn mẫu lớp 5
    • Văn mẫu lớp 6
    • Văn mẫu lớp 7
    • Văn mẫu lớp 8
    • Văn mẫu lớp 9
    • Văn mẫu lớp 10
    • Văn mẫu lớp 11
    • Văn mẫu lớp 12
  • Mua bán nhà đất
No Result
View All Result
Kiến thức tham khảo
No Result
View All Result

Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thích một bài thơ là thích một cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, xét đến cùng là thích một con người”. Làm sáng tỏ ý kiến qua đoạn thơ: “Con sóng dưới lòng sâu… Cả trong mơ còn thức”

by minhtien
05/11/2019
in Giáo dục
6 min read

Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thích một bài thơ là thích một cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, xét đến cùng là thích một con người”. Làm sáng tỏ ý kiến qua đoạn thơ: “Con sóng dưới lòng sâu… Cả trong mơ còn thức”

Bài làm

“Thơ với cuộc sống cũng như người con gái đối với gia đình, cái để làm quen là nhan sắc nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh”. Cũng vì vậy, mà đến với thơ, ta như đi gặp và sống cùng một con người: “ Thích một bài thơ là thích một cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, xét đến cùng là thích một con người”. Qua đoạn thơ sau, ta sẽ hiểu hơn về ý kiến trên :

  • “ Con sóng dưới lòng sâu
  • Con sóng trên mặt nước
  • Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được
  • Lòng em nhớ đến anh
  • Cả trong mơ còn thức”.

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của tâm hồn phụ nữ giàu trắc ẩn, âu lo trong cuộc sống đời thường. Thơ Xuân Quỳnh vừa táo bạo mãnh liệt, lại vừa dịu dàng, vừa hồn nhiên trực cảm, vừa sâu lắng suy tư. “Sóng” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Trong chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền Thái Bình Xuân Quỳnh đã sáng tác bài thơ. Khi đó Xuân Quỳnh đã nếm đủ ngọt ngào và cay đắng trong tình yêu đã vun đắp và trải nghiệm sự tan vỡ. Thế nhưng, tình yêu trong Sóng vẫn tràn đầy khao khát và khát vọng. Bài thơ là những vần thơ tươi xanh viết về tình yêu trong thời kì lửa cháy của chiến tranh cách mạng.

>> Xem thêm:  Giải thích vì sao Nguyễn Khải lại gọi bà Hiền là hạt bụi vàng trong tác phẩm Một người Hà Nội

Đoạn thơ là khổ thơ thứ 5 của tác phẩm. Ở đó, nhà thơ viết về nỗi nhớ của người con gái trong tình yêu. Đến với đoạn thơ, ta sẽ đến gần hơn với những quan niệm của Xuân Quỳnh, về tình yêu. Xuân Quỳnh đã sử dụng phép nhân hóa để biến những con sóng trở thành chủ thể của một trái tim yêu nồng nàn. Điệp từ “sóng” xuất hiện liên tiếp trong 3 dòng thơ vừa gợi hình những con sóng nhớ thương dâng lên dào dạt hết lớp này đến lớp khác trong trái tim yêu của người phụ nữ, vừa gợi ra cái dào dạt sôi trào miên man sâu lắng của nỗi nhớ thương. Sự tương phản giữa các cụm từ “ngày- đêm”, “ dưới lòng sâu- trên mặt nước” khiến nỗi nhớ bao trùm các chiều thời gian không gian từ tầng sâu lên mặt nước. Các biện pháp tu từ được sử dụng ở đây khiến người đọc hình dung trái tim người phụ nữ đang yêu giống như một đại dương mênh mông không phút nào yên lặng với con sóng của nỗi nhớ nhung. Nữ sĩ mượn sóng đến nói lời tình yêu nhưng sóng cũng không nói hết được chiều sâu và sự mãnh liệt của nỗi nhớ. Nên nhân vật trữ tình đã xuất hiện trực tiếp để bày tỏ: “lòng em nhớ đến anh Cả Trong Mơ còn thức” Hai câu thơ giống như con sóng xuyên qua cả cõi thực và cõi mộng. Nỗi nhớ không chỉ xuyên qua ở tầng ý thức mà còn ăn sâu vào tiềm thức để ẩn hiện trong mỗi giấc mơ. Nếu còn một cõi nào khác nữa thì người phụ nữ ấy cũng sẽ dành trọn cho tình yêu. Cả cuộc đời là nỗi trăn trở lớn! Đã không ngủ trong cõi thực lại thao thức cả trong cõi mộng để nâng niu, chắt chiu từng khoảng khắc hạnh phúc. Ngỡ như chỉ cần chợp mắt trong giây lát thế là một khoảng khắc đã trôi qua uổng phí, không kịp tận hưởng. Chẳng phải khi yêu, người ta cũng thường phấp phỏng, lo âu vì nỗi sợ mất nhau? Cơ hồ chỉ cần chợp mắt một chút thôi, thì e rằng, vì một lí do nào đó, người mình yêu bỗng nhiên tan biến. Cái hạnh phúc mình đang cầm nắm sẽ tuột khỏi lòng tay! “Cả trong mơ còn thức”, lời thơ thật phi lí mà khát khao thật cảm động Cái dào dạt sôi trào, cái da diết sâu nặng của nỗi nhớ thương đã khiến cảm xúc tràn bờ, tăng dung lượng từ 4 lên 6 dòng thơ để biểu đạt sự tận cùng của nỗi nhớ. Với những dòng thơ này Xuân Quỳnh đã phá vỡ các giới hạn, dẫn được độc giả vào cõi vô biên của tâm hồn con người. Nỗi nhớ tưởng như chết đi rồi thể hiện cá tính đậm nét của Xuân Quỳnh trong thơ cũng như trong đời sống, mãnh liệt mà đằm thắm, táo bạo nhưng vẫn giàu nữ tính. Xuân Quỳnh bao giờ cũng dám sống thật với mình, sống thật vớii những cảm xúc của mình. Vì vậy, tình yêu trong Sóng trở thành tiếng nói nhân bản của con người lúc bấy giờ.

>> Xem thêm:  Nghị luận xã hội về lối sống có ích

Đoạn thơ với việc sử dụng những từ ngữ gợi cảm, thể thơ 5 chữ, giọng thơ tha thiết yêu thương… đã thể hiện sâu sắc nỗi nhớ của ngươic con gái trong tình yêu. Đó là nỗi nhớ thương da diết, theo cả vào trong giấc mơ. Cách nhìn, cách cảm cùng cách nghĩ của Xuân Quỳnh là biểu trưng cho trái tim bừng yêu thương và khao khát yêu thương. Đoạn thơ chính là minh chứng rõ nét cho ý kiến. Đoạn thơ khép lại mà nỗi nhớ vẫn còn vương vấn. Thích Sóng, chính là ta thích những quan niệm, tâm tư tình cảm của Xuân Quỳnh trong tình yêu.

Related Posts

kienthucthamkhao img 350x250 - Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thích một bài thơ là thích một cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, xét đến cùng là thích một con người”. Làm sáng tỏ ý kiến qua đoạn thơ: “Con sóng dưới lòng sâu… Cả trong mơ còn thức”

Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến và liên hệ với hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

by minhtien
05/11/2019
0

Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến và liên hệ với hình ảnh thiên nhiên trong...

kienthucthamkhao img 350x250 - Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thích một bài thơ là thích một cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, xét đến cùng là thích một con người”. Làm sáng tỏ ý kiến qua đoạn thơ: “Con sóng dưới lòng sâu… Cả trong mơ còn thức”

Cảm nhận khổ thơ 4 trong bài thơ Việt Bắc

by minhtien
05/11/2019
0

Cảm nhận khổ thơ 4 trong bài thơ Việt Bắc Bài làm Nỗi nhớ xưa nay luôn là một niềm...

kienthucthamkhao img 350x250 - Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thích một bài thơ là thích một cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, xét đến cùng là thích một con người”. Làm sáng tỏ ý kiến qua đoạn thơ: “Con sóng dưới lòng sâu… Cả trong mơ còn thức”

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

by minhtien
05/11/2019
0

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Bài làm Tác phẩm nghệ thuật...

kienthucthamkhao img 350x250 - Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thích một bài thơ là thích một cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, xét đến cùng là thích một con người”. Làm sáng tỏ ý kiến qua đoạn thơ: “Con sóng dưới lòng sâu… Cả trong mơ còn thức”

Có ý kiến cho rằng: “Sóng đã thể hiện tình yêu truyền thống như tình yêu muôn đời”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Sóng đã thể hiện tình yêu hiện đại như tình yêu hôm nay”. Ý kiến của anh chị.

by minhtien
05/11/2019
0

Có ý kiến cho rằng: “Sóng đã thể hiện tình yêu truyền thống như tình yêu muôn đời”. Ý kiến...

kienthucthamkhao img 350x250 - Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thích một bài thơ là thích một cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, xét đến cùng là thích một con người”. Làm sáng tỏ ý kiến qua đoạn thơ: “Con sóng dưới lòng sâu… Cả trong mơ còn thức”

Phân tích khổ thơ 1, 2 và 2 khổ thơ cuối bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

by minhtien
05/11/2019
0

Phân tích khổ thơ 1, 2 và 2 khổ thơ cuối bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Bài làm “...

kienthucthamkhao img 350x250 - Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thích một bài thơ là thích một cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, xét đến cùng là thích một con người”. Làm sáng tỏ ý kiến qua đoạn thơ: “Con sóng dưới lòng sâu… Cả trong mơ còn thức”

Kỉ niệm buổi tham quan ngoại khóa đầu tiên tại trường mới

by Ngân Hà
30/10/2019
0

Kỉ niệm buổi tham quan ngoại khóa đầu tiên tại trường mới Bài làm Chuyến thăm quan học tập ngoại...

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Chia sẻ kiến thức tham khảo tổng hợp, mẹo vặt hay nhất về gia đình, cuộc sống. Kiến thức làm đẹp, mẹo vặt nấu ăn, nhà bếp, học tập, công việc rất đơn giản và dễ làm với tất cả mọi người.

Từ khóa tìm kiếm

  • giải thích câu đất tốt trồng cây rươm rà
  • Nêu suy nghĩ cuả em về tinh thần tự học
  • giải nghĩa câu học đi đôi với hành
  • phân tíchTre Việt Nam (Nguyễn Duy)
  • cảm nhận tiếng thu lưu trọng lư
  • tóm tắt dế mèn phiêu lưu ký
  • ke ve nguoi hang xom ma em yeu quy
  • phân tích bài ông đồ

Liên kết tài trợ

  • Kiến thức luật pháp
  • Ôn thi nhanh
  • Cây bút trẻ
  • Bài làm văn
  • Cẩm nang học tập
  • Bài tập hay
  • Trang chủ

© 2019 Thông tin kiến thức tham khảo thuộc mọi lĩnh vực trong cuộc sống. DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Ẩm thực
  • Công nghệ
  • Gia đình
  • Mẹo vặt
  • Giáo dục
    • Văn mẫu lớp 2
    • Văn mẫu lớp 3
    • Văn mẫu lớp 4
    • Văn mẫu lớp 5
    • Văn mẫu lớp 6
    • Văn mẫu lớp 7
    • Văn mẫu lớp 8
    • Văn mẫu lớp 9
    • Văn mẫu lớp 10
    • Văn mẫu lớp 11
    • Văn mẫu lớp 12
  • Mua bán nhà đất

© 2019 Thông tin kiến thức tham khảo thuộc mọi lĩnh vực trong cuộc sống. DMCA.com Protection Status