Kiến thức tham khảo
  • Trang chủ
  • Ẩm thực
  • Công nghệ
  • Gia đình
  • Mẹo vặt
  • Giáo dục
    • Văn mẫu lớp 2
    • Văn mẫu lớp 3
    • Văn mẫu lớp 4
    • Văn mẫu lớp 5
    • Văn mẫu lớp 6
    • Văn mẫu lớp 7
    • Văn mẫu lớp 8
    • Văn mẫu lớp 9
    • Văn mẫu lớp 10
    • Văn mẫu lớp 11
    • Văn mẫu lớp 12
  • Mua bán nhà đất
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Ẩm thực
  • Công nghệ
  • Gia đình
  • Mẹo vặt
  • Giáo dục
    • Văn mẫu lớp 2
    • Văn mẫu lớp 3
    • Văn mẫu lớp 4
    • Văn mẫu lớp 5
    • Văn mẫu lớp 6
    • Văn mẫu lớp 7
    • Văn mẫu lớp 8
    • Văn mẫu lớp 9
    • Văn mẫu lớp 10
    • Văn mẫu lớp 11
    • Văn mẫu lớp 12
  • Mua bán nhà đất
No Result
View All Result
Kiến thức tham khảo
No Result
View All Result

Phân tích khổ thơ 1, 2 và 2 khổ thơ cuối bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

by minhtien
05/11/2019
in Giáo dục
6 min read

Phân tích khổ thơ 1, 2 và 2 khổ thơ cuối bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Bài làm

“ Thơ là người thư kí trung thành của trái tim”, nghệ sĩ gửi gắm tiếng lòng mãnh liệt vào tác phẩm văn học. Bởi vậy, ta có dịp gặp gỡ trái tim thi sĩ Xuân Quỳnh với niềm khát yêu được thể hiện trong bài thơ “ Sóng”. Khổ thơ một và hai khổ thơ cuối giúp ta cảm nhận rõ nét tâm hồn người con gái trong tình yêu, đồng thời thấy sự vận động của cảm xúc trữ tình.

Thơ ca bắt rễ từ cuộc đời, sau một chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền, nguồn cảm hứng trào dâng trong lòng nhà thơ khi bắt gặp hình ảnh con sóng giữa đại dương. Bài thơ được trích trong tập “ Hoa dọc chiến hào” (1967). Khi cả nước hòa trong âm vang của cuộc kháng chiến trường kỳ, các cây bút dù viết về đề tài gì cũng mở đường cho tình yêu tổ quốc- cái ta. Thì tiếng thơ Xuân Quỳnh thuần túy nói về tình cảm lứa đôi, nên “ Sóng” trở thành bông hoa lạ giữa làng văn học lúc bấy giờ.

Nhà thơ thành công khi sử dụng thể thơ năm chữ kết hợp với biện pháp ẩn dụ không hoàn toàn giữa nhân vật trữ tình “em” và hình tượng sóng, khi song hành lúc nhập làm một, tạo nên nhịp điệu hài hòa giữa tiếng sóng và tiếng lòng. Con sóng đại dương đồng hành cùng nhân vật “em” trên hành trình tự thức về tâm hồn mình khi yêu:

  • “ Dữ dội và dịu êm
  • Ồn ào và lặng lẽ”
>> Xem thêm:  Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Giọng điệu nhẹ nhàng khi người con gái thấy nhịp sóng vỗ như những cung bậc trong lòng. Con sóng lúc nổi phong ba “ dữ dội”, “ồn ào” sôi trào, lúc êm đềm “ dịu êm” và bình lặng thì con sóng trong tâm hồn cô gái lúc sâu lắng, khi giông tố. Những tính từ biến con sóng vô tri thành chủ thể đầy tâm trạng. Liên từ tinh tế “ và”, không dựng bức tường ngăn cách những trạng huống tưởng như đối nghịch nhau mà dung hòa, gắn kết chúng tồn tại trong một bản thể. Con sóng của nhà thơ có lúc ồn ào nhưng luôn đổ về phía êm dịu bởi nó mang thiên tính nữ, là sự hiện diện của cái tôi Xuân Quỳnh.

Sóng trong quy luật tự nhiên từ sông đổ ra bể:

  • “ Sông không hiểu nổi mình
  • Sóng tìm ra tận bể”

Con sóng nhỏ mang trong mình khát vọng lớn lao, muốn vượt thoát khỏi “ sông”- không gian hạn hẹp để tiến ra biển- không gian dài rộng, khoáng đạt. Khám phá hành trình của sóng, nhà thơ phát hiện ra hành trình của con người đến với tình yêu. Động từ “ tìm ra tận” gợi tâm thế chủ động, bản lĩnh của cô gái sẵn sàng dấn thân tìm kiếm bến bờ hạnh phúc đích thực và được sống trọn vẹn là mình.

Con sóng đại dương còn bên người con gái thấu cảm những thuộc tính của trái tim yêu. Đó là nơi chất chứa nỗi âu lo và niềm tin mạnh mẽ:

  • “Cuộc đời tuy dài thế
  • Năm tháng vẫn đi qua
  • Như biển kia dẫu rộng
  • Mây vẫn bay về xa”
>> Xem thêm:  Tả hộp bút của em hay nhất

Với trái tim đa cảm, tâm hồn giàu trắc ẩn, Xuân Quỳnh nhạy cảm trước sự trôi chảy của thời gian, hữu hạn của đời người. Bên cạnh sự nồng nhiệt, khát yêu, thơ Xuân Quỳnh vẫn tránh khỏi những dự cảm, bất an về tình yêu chân thành:

  • “ Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
  • Ai biết lòng anh có đổi thay?”
  • ( “ Tự hát”)

Tác giả nhận thấy những giới hạn nhất định cuộc đời tuy dài vẫn có điểm kết thúc, biển tuy rộng vẫn có bờ, tình yêu mong manh có thể thay đổi như áng phù vân nổi trôi, khó nắm bắt. Trái tim phong phú như bản đàn đa cung bậc nên trái tim còn mang niềm tin trong sáng, trọn vẹn. Cặp quan hệ từ “ tuy, vẫn” mang tính khẳng định nét lo lắng chỉ thoáng qua còn sự tin tưởng ở lại làm điểm tựa tâm hồn. Hình ảnh ngàn con sóng vẫn xô bờ, những đám mây mỏng manh vẫn xuyên qua năm tháng khơi dậy niềm tin tình yêu chân chính là hành trang đưa con người đến đích cuộc đời mình. Đó chính là sự nhận thức sâu sắc về quy luật, chân lý đời sống nên nó trong sáng, thiết tha và cháy bỏng.

Sóng cũng như “em” còn mang khát vọng hướng tới tình yêu vĩnh cửu:

  • “Làm sao được tan ra
  • Thành trăm con sóng nhỏ
  • Giữa biển lớn tình yêu
  • Để ngàn năm còn vỗ”
>> Xem thêm:  Số phận người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm khúc

“ Tan ra” là khao khát được hóa thân thành muôn vàn con sóng để tồn tại giữa cái vô hạn của không gian, cái vĩnh hằng của thời gian “ ngàn năm”, khát vọng muốn nối dài sự hữu hạn của kiếp người, vĩnh viễn hóa tình yêu cao đẹp. Khao khát gợi tâm hồn cao thượng, vị tha, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ hạnh phúc nguyên vẹn. Đoạn thơ khép lại bài thơ “ Sóng” mang nhịp điệu thổn thức của trái tim yêu tha thiết, mãnh liệt.

Con sóng được khám phá suốt một quá trình từ sông ra biển, từ cạn hẹp đến rộng lớn, từ bé nhỏ tới cao rộng. Nếu khổ một sóng tìm bản thân mình với những trạng thái, xúc cảm thì hai khổ cuối sóng đã tìm thấy lẽ sống tình yêu- sự dâng hiến, suy tư và khát vọng. Giọng điệu linh hoạt từ mạnh mẽ đến sâu lắng, suy tư và nồng nàn, sôi nổi. Hình tượng sóng em không còn sóng đôi mà hòa nhập trong đoạn thơ cuối. Ba khổ thơ giúp ta cảm nhận rõ nét sự vận động của nhân vật trữ tình, cũng như trái tim yêu đa cảm của nữ sĩ. “ Sóng” còn đọng lại trong lòng bạn đọc nhịp vỗ của tình yêu mang vừa màu sắc cổ điển vừa hiện đại.

Related Posts

kienthucthamkhao img 350x250 - Phân tích khổ thơ 1, 2 và 2 khổ thơ cuối bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến và liên hệ với hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

by minhtien
05/11/2019
0

Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến và liên hệ với hình ảnh thiên nhiên trong...

kienthucthamkhao img 350x250 - Phân tích khổ thơ 1, 2 và 2 khổ thơ cuối bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Cảm nhận khổ thơ 4 trong bài thơ Việt Bắc

by minhtien
05/11/2019
0

Cảm nhận khổ thơ 4 trong bài thơ Việt Bắc Bài làm Nỗi nhớ xưa nay luôn là một niềm...

kienthucthamkhao img 350x250 - Phân tích khổ thơ 1, 2 và 2 khổ thơ cuối bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

by minhtien
05/11/2019
0

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Bài làm Tác phẩm nghệ thuật...

kienthucthamkhao img 350x250 - Phân tích khổ thơ 1, 2 và 2 khổ thơ cuối bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Có ý kiến cho rằng: “Sóng đã thể hiện tình yêu truyền thống như tình yêu muôn đời”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Sóng đã thể hiện tình yêu hiện đại như tình yêu hôm nay”. Ý kiến của anh chị.

by minhtien
05/11/2019
0

Có ý kiến cho rằng: “Sóng đã thể hiện tình yêu truyền thống như tình yêu muôn đời”. Ý kiến...

kienthucthamkhao img 350x250 - Phân tích khổ thơ 1, 2 và 2 khổ thơ cuối bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thích một bài thơ là thích một cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, xét đến cùng là thích một con người”. Làm sáng tỏ ý kiến qua đoạn thơ: “Con sóng dưới lòng sâu… Cả trong mơ còn thức”

by minhtien
05/11/2019
0

Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thích một bài thơ là thích một cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, xét đến...

kienthucthamkhao img 350x250 - Phân tích khổ thơ 1, 2 và 2 khổ thơ cuối bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Kỉ niệm buổi tham quan ngoại khóa đầu tiên tại trường mới

by Ngân Hà
30/10/2019
0

Kỉ niệm buổi tham quan ngoại khóa đầu tiên tại trường mới Bài làm Chuyến thăm quan học tập ngoại...

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Chia sẻ kiến thức tham khảo tổng hợp, mẹo vặt hay nhất về gia đình, cuộc sống. Kiến thức làm đẹp, mẹo vặt nấu ăn, nhà bếp, học tập, công việc rất đơn giản và dễ làm với tất cả mọi người.

Từ khóa tìm kiếm

  • giải thích câu đất tốt trồng cây rươm rà
  • Nêu suy nghĩ cuả em về tinh thần tự học
  • giải nghĩa câu học đi đôi với hành
  • phân tíchTre Việt Nam (Nguyễn Duy)
  • cảm nhận tiếng thu lưu trọng lư
  • tóm tắt dế mèn phiêu lưu ký
  • ke ve nguoi hang xom ma em yeu quy
  • phân tích bài ông đồ

Liên kết tài trợ

  • Kiến thức luật pháp
  • Ôn thi nhanh
  • Cây bút trẻ
  • Bài làm văn
  • Cẩm nang học tập
  • Bài tập hay
  • Trang chủ

© 2019 Thông tin kiến thức tham khảo thuộc mọi lĩnh vực trong cuộc sống. DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Ẩm thực
  • Công nghệ
  • Gia đình
  • Mẹo vặt
  • Giáo dục
    • Văn mẫu lớp 2
    • Văn mẫu lớp 3
    • Văn mẫu lớp 4
    • Văn mẫu lớp 5
    • Văn mẫu lớp 6
    • Văn mẫu lớp 7
    • Văn mẫu lớp 8
    • Văn mẫu lớp 9
    • Văn mẫu lớp 10
    • Văn mẫu lớp 11
    • Văn mẫu lớp 12
  • Mua bán nhà đất

© 2019 Thông tin kiến thức tham khảo thuộc mọi lĩnh vực trong cuộc sống. DMCA.com Protection Status